Connect with us
img

Hot News in World

LinkedIn: 5 cách đơn giản tăng tương tác cho trang LinkedIn công ty

LinkedIn: 5 cách đơn giản tăng tương tác cho trang LinkedIn công ty

TIN TỨC XÃ HỘI

LinkedIn: 5 cách đơn giản tăng tương tác cho trang LinkedIn công ty

[ad_1]

Nếu bạn phụ trách mảng truyền thông xã hội của công ty, bạn có bao giờ tự hỏi bạn đang vận hành trang LinkedIn của công ty thực sự tốt chưa?

Hiện nay đang có một xu hướng ngày càng nhiều các công ty Việt Nam xem LinkedIn là một kênh giao tiếp, tương tác quan trọng với khách hàng, đối tác, ứng viên tiềm năng. Tuy nhiên, có một thực tế rằng chỉ có một số ít người biết cách thực hiện, vận hành, tối ưu sao cho LinkedIn là một kênh thực sự hiệu quả.

Trong một nghiên cứu gần đây của LinkedIn, có 50% những người hiện tại đang theo dõi (followed) các trang LinkedIn công ty cho biết họ có nhiều khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mà họ đã tương tác trên LinkedIn. Điều này có nghĩa là có một trang LinkedIn với tương tác tốt sẽ giúp có những tác động tích cực đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy thì tại sao bạn còn chưa muốn cải thiện sự tương tác trên LinkedIn cho trang của bạn.

Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn năm cách đơn giản để thúc đẩy sự tương tác (boost engagement) với những người theo dõi LinkedIn của công ty bạn.

#1: Tận dụng các nhóm (group) trên LinkedIn để tìm ra được Nội dung có lượng tương tác tốt cho những người theo dõi trang

Ngoài việc nghiên cứu những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì trên LinkedIn, bạn nên dành thời gian trong các nhóm mà đối tượng mục tiêu của bạn đang tham gia tương tác. Bạn sẽ tìm ra được những điều, những lý do khiến họ quan tâm trong những nhóm đó.

Ví dụ với chủ đề bất kỳ nào đó thì bạn phải tìm được bài viết nào đang được chú ý nhiều nhất trong tuần? Những cuộc thảo luận nào đang nhận được nhiều yêu thích (like) và bình luận nhất? Hãy dành thời gian để phân tích và đọc những gì đang thu hút đối tượng mục tiêu của bạn. Tất cả các cuộc thảo luận đó sẽ giúp bạn khám phá chủ đề (topic) và giúp bạn có được những ý tưởng về nội dung mà bạn sẽ đăng trên LinkedIn công ty của bạn .

Hơn nữa, bạn có thể tìm kiếm các chủ đề cụ thể theo từng nhóm cụ thể để biết được nhanh chóng những thắc mắc và những vấn đề nào đang thu hút sự quan tâm, tham gia thảo luận nhiều nhất . Bạn chỉ cần đi vào một nhóm nơi những đối tượng mục tiêu của bạn đang tham gia và nhấp vào tab Tìm kiếm (Search). Sau đó, bạn sẽ thấy hộp bên trái nơi bạn có thể tìm kiếm các bài đăng theo chủ đề như hình bên dưới.

Sử dụng tính năng Tìm kiếm Nhóm để tìm nội dung hấp dẫn nhất về một chủ đề cụ thể

Bạn nên Tạo bảng ghi chép (log) lại về kiểu chủ đề (topic), câu hỏi và những thắc mắc, thách thức đang được thảo luận bởi đối tượng mục tiêu của bạn.

Bạn cũng có thể đào sâu hơn để tìm ra những chủ đề, cuộc thảo luận hấp dẫn nhất qua hàng tháng bằng cách phân tích dữ liệu hoạt động của nhóm. Chỉ cần nhấp vào tab More trong một nhóm mà bạn đang tham gia và chọn Thống kê Nhóm (Group Statistics) trong trình đơn thả xuống như hình dưới.

Liên kết những Thống kê Nhóm sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nhân khẩu học, tốc độ tăng trưởng nhóm và hoạt động theo từng tháng.

Bước tiếp theo, nhấp vào liên kết Hoạt động (Activity) trên thanh điều hướng biểu đồ để xem các xu hướng đang có tương tác tốt, cũng như những tháng nào có được nhiều bình luận (comment) nhất.

Từ những thống kê và phân tích sâu này có thể giúp bạn tìm ra xu hướng và những chủ đề nổi bật nhận được nhiều sự quan tùy vào những thời điểm nhất định trong năm.

Khi bạn biết được giai đoạn nào có tương tác cao, hãy xem lại dòng thời gian (back to times) bằng cách cuộn xuống cuối luồng thảo luận nhóm và nhấp vào liên kết Đi đến Lưu trữ (Go to Archive). Điều này có thể giúp bạn tìm thấy các bài đăng cũ hơn với mức tương tác cao.

Nếu bạn cuộn xuống cuối thảo luận nhóm, bạn sẽ thấy một liên kết Go to Archive sẽ giúp cho xem các thảo luận cũ nhanh hơn.

Gợi ý cách làm/Mẹo: Các nhóm cũng là nơi tuyệt vời để bạn thử cập nhật trạng thái để có thể đo lường và dự trù trước được loại tương tác mà chúng sẽ đạt được trước khi bạn chúng thêm vào trang công ty của bạn. Vì sao phải làm điều này, vì bạn không thể biết chắc chắn liệu một bài đăng nào đó có giá trị đối với những người theo dõi bạn hay không? Vậy thì cách tốt nhất là hãy thử bằng nêu trên.

#2: Hãy đăng thông tin cập nhật (status update) thường xuyên – đặc biệt là mỗi buổi sáng

Theo những số liệu nghiên cứu gần đây từ LinkedIn cho thấy việc đăng bài vào buổi sáng là thời gian tốt nhất để một doanh nghiệp có thể thu hút người theo dõi. Điều này cũng cho thấy sự quan trọng của việc phải lên lịch các bài đăng trong ngày để tăng khả năng hiển thị bài đăng và tương tác với những người có thói quen đăng nhập vào cuối ngày.

Và nếu bạn không thể hoặc không có thời gian để cập nhật trạng thái một cách thủ công thì tôi giới thiệu đến bạn một công cụ tên mà HootSuite. Đây là công cụ giúp tự động đăng bài lên LinkedIn khi bạn không thể cập nhật theo cách thủ công. Nó phát huy tác dụng rất tốt khi mà việc tự động cập nhật trạng thái của bạn trên LinkedIn cho phép bạn lập lịch các bài đăng vào cuối tuần hoặc khi bạn cần đăng bài vào đêm muộn – những lúc mà bạn không thể online; thêm một tiện ích nữa là nó miễn phí & có thể lập lịch cho hầu hết mạng xã hội hiện có như Facebook, Instagram, Twitter, Youtube…

HootSuite là một công cụ miễn phí cho phép bạn lập lịch các bài đăng cho các kênh truyền thông xã hội

Tuy nhiên, cũng phải nhắc nhở các bạn rằng, sử dụng HootSuite hay bất kỳ công cụ nào để lên lịch các bài đăng không đồng nghĩa là bạn sẽ lập lịch hàng loạt các bài đăng và không bao giờ đăng nhập để kiểm tra số liệu trên trang. Bạn vẫn phải kiểm tra số liệu tương tác cho mỗi bài đăng của mình để xem nội dung nào đang cộng hưởng tốt với những người theo dõi và đào sâu vào các số liệu của trang của bạn lẫn thông tin chi tiết về người theo dõi để xem nội dung nào đang hoạt động và cái nào không.

Gợi ý cách làm/Mẹo: Hãy tạo bảng tính để nhập các số liệu như ngày, giờ, số lần hiển thị (impression) của bài đăng và các số liệu thống kê tương tác. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra thời điểm (ngày hoặc giờ) nào thì bài đăng của bạn có khả năng tiếp cận nhiều nhất . Và bảng tính này cũng có thể giúp bạn tìm ra những chủ đề nào đang thu hút người theo dõi nhiều hơn những cái khác hoặc những bài đăng ít thu hút hơn .

#3: Hãy thêm ảnh, tệp (file), câu hỏi, liên kết hoặc game nho nhỏ trong cập nhật trạng thái

Không có lý do gì để không thử đăng ảnh và tệp tin cùng với văn bản trong cập nhật trạng thái hoặc của bạn . Như bạn biết, hình ảnh làm cho bài đăng của bạn “nổi bật lên” trong luồng trên LinkedIn và điều này có thể giúp có được nhiều sự chú ý và sự tương tác nhiều hơn với bài đăng của bạn.

Thêm hình ảnh vào bài đăng giúp có được

nhiều sự chú ý và tương tác nhiều hơn với bài đăng

Môt đường dẫn liên kết (link) được đi cùng với bài cập nhật trạng thái có thể giúp bạn thu hút hàng trăm, hàng ngàn nhấp chuột đổ về đường dẫn mà bạn muốn người theo dõi nhấp vào. Vì vậy, hãy tận dụng lợi thế và điều hướng lưu lượng (traffic) từ người theo dõi đến một bài đăng blog, web liên quan với nội dung thu hút mà bạn đã tạo cho đối tượng mục tiêu của bạn.

Số lượng lượt thích, bình luận có thể cho thấy mức độ tương tác cao nhưng tỉ lệ nhấp chuột (click through rate) còn có thể cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn, thực hơn về những nội dung nào sẽ thu hút đối tượng nhắm chọn của bạn (Lưu ý: số liệu thống kê tương tác được nêu ở phần trên không phải là dữ liệu thực mà là dữ liệu của những nội dung cũ)

Ngoài việc đăng kèm hình ảnh,tệp hoặc đường dẫn đến những bài viết liên quan thú vị thì bạn cũng nên thử một hình thức khác là đăng kèm những cuộc thi, những minigame … để giúp bài đăng có được nhiều tương tác hơn, thu hút nhiều người theo dõi hơn, thậm chí là thu hút nhiều đối tượng tiềm năng hơn.

Ví dụ như trang LinkedIn của Reconverse – một công ty tại London – mặc dù ban đầu họ có chưa tới 200 người theo dõi, nhưng cập nhật trạng thái đầu tiên của họ dưới đây đã giúp họ có được 1.431 lượt thích, 124 bình luận và 87 người theo dõi vì sự thú vị, thu hút và tính dễ lan truyền (virality), chia sẻ của bài đăng.

Hảy thử nghiệm một trò chơi vui để xem có bao nhiêu người thích, bình luận và chia sẻ mà bạn sẽ có được ngay cả khi bạn không có nhiều người theo dõi

Thậm chí, bạn có biết là chỉ với bài đăng đơn giản đó mà họ thu hút được 15 ứng viên và có thêm được 4 khách hàng mới. Và trong bài đăng có kèm minigame lần thứ hai của họ với quà là một thẻ quà tặng của iTunes, họ thậm chí còn nhận được 318 lượt thích, 11 bình luận ​​và 12 yêu cầu trực tiếp để thông tin thêm về các dịch vụ của Reconverse.

Gợi ý cách làm/Mẹo: Hãy sử dụng tính năng Nhắm chọn mục tiêu (Targeting) của LinkedIn để đưa các bài đăng cụ thể đến các đối tượng nhắm chọn cụ thể trong nhóm người theo dõi bạn. Ví dụ: bạn đăng bài và sử dụng nhắm chọn mục tiêu  đê chỉ tiếp cận với những người không phải là người làm công kèm theo cuộc thi hoặc minigame.

#4: Liên kết và quảng bá trang LinkedIn trên chính trang web của bạn và các nơi khác.

Một cách đơn giản để tăng sự tương tác trang LinkedIn công ty của bạn (và thu hút thêm những người theo dõi mới) đó là đưa đường dẫn liên kết trang LinkedIn, những đánh giá của người dùng về sản phẩm của bạn trên LinkedIN lên trang web của chính bạn và cả trong chữ ký email. Điều này sẽ giúp cho người hâm mộ và khách hàng tiềm năng biết về trang LinkedIn của bạn , ngoài ta điều này còn có thể giúp bạn tạo độ tin cậy cho trang LinkedIn và có được nhiều người theo dõi hơn.

Có một trường hợp thực tế rất thú vị đó là Wild Apricot – một công ty chuyển sản xuất các phần mềm quản lý kinh doanh – đã đưa những đánh giá sản phẩm của khách hàng trên trang LinkedIn lên trên trang web của họ, và nhờ điều đó mà họ tăng được tỷ lệ chuyển đổi (CR) lên 15%. Từ trường hợp thực tế đó, việc thêm đánh giá sản phẩm từ khách hàng thực (qua LinkedIn) sẽ giúp tạo thêm sự tin cậy cho sản phẩm. Điều này giúp họ tăng được lượng lead – chưa bao gồm những người theo dõi mới cho trang của họ.

Wild Apricot cho đăng các bài đánh giá về sản phẩm lên trang web, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên web, tăng số người theo dõi LinkedIn

Vậy thì chắc chắn rằng bằng cách chuyển tải những đánh giá, khuyến nghị từ chính khách hàng trên LinkedIn lên trang web, bạn sẽ có thêm được nhiều người theo dõi và tương tác cao hơn trên trang LinkedIn của bạn. Tuy nhiên có một vướng mắc nho nhỏ là nếu bạn muốn thực hiện cách này thì trước tiên bạn nên tâm sự nhỏ to để có được sự đồng ý của người quna3 lý trang web công ty vì thường web là do bộ phận IT quản lý.

Gợi ý cách làm/Mẹo: Hãy thử đăng tải những đánh giá dài và những đánh giá ngắn về  sản phẩm ngắn lên các trang web, trang đích hoặc bất kỳ trang nào mà bạn muốn làm tăng tỷ lệ chuyển đổi để xem loại nào hiệu quả trước khi thực hiện đồng loạt. Bạn cũng có thể thử một cách khác là cho đăng tải những đánh giá sản phẩm từ những khách hàng khác nhau đến trang của bạn như những khách hàng truy cập lần đầu hoặc những khách truy cập thường xuyên.

# 5: Sử dụng Quảng cáo LinkedIn Recommendation

Quảng cáo LinkedIn Recommendation cho phép bạn giới thiệu/đề xuất sản phẩm và dịch vụ của mình đến đối tượng mục tiêu tốt hơn, các chiến dịch quảng cáo này còn có thể giúp tương tác với trang LinkedIn của bạn được tăng lên thông qua việc mang về nhiều lưu lượng truy cập (traffic) và cả do việc sản phẩm được đề xuất. Và mỗi khi ai đó đề cập liên quan sản phẩm của bạn, quảng cáo sẽ tự động được chia sẻ với người theo dõi của người đó (có thể mang lại cho bạn nhiều lưu lượng truy cập hơn và các đề xuất được chuyển tải tốt hơn).

Bạn có bết là HP (Hewlett-Packard) đã có được hơn 20.000 người theo dõi mới, 2.000 đề xuất sản phẩm và 500.000 lượt chia sẻ, lan truyền chỉ trong vài tuần nhờ sử dụng quảng cáo LinkedIn Recommendation không!?!

Đẩy mạnh sự tương tác với trang LinkedIn của công ty bạn

Nếu bạn làm theo các bước này liên tục theo thời gian, bạn chắc chắn sẽ giúp tăng sự tương tác giữa trang của bạn với người dùng của bạn trên LinkedIn. Và từ đó họ sẽ có tăng khả năng mua sản phẩm và dịch vụ từ công ty của bạn nhiều hơn.

Quốc Hưng

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...

More in TIN TỨC XÃ HỘI

To Top
error: Content is protected !!