Connect with us
img

Hot News in World

Cơ chế quản lý nào cho Fintech?

Cơ chế quản lý nào cho Fintech?

TIN TỨC TÀI CHÍNH MỚI NHẤT

Cơ chế quản lý nào cho Fintech?

[ad_1]

Giá trị giao dịch qua điện thoại di động tăng 160% so với cùng kỳ. Thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6 lần trong 4 năm tới, đạt 16 tỷ USD với cổng thanh toán điện tử, chuyển tiền điện tử, hỗ trợ thu hộ, chi hộ hay ví điện tử. Hiện đã có gần 150 doanh nghiệp Fintech nhưng cơ chế quản lý nào cho các dịch vụ công nghệ tài chính?

Việt Nam hiện chưa có bất kỳ quy định pháp lý nào để quản lý Fintech, bộ ngành nào sẽ quản lý và trách nhiệm của từng bộ ngành này ra sao cũng chưa rõ. Cách tiếp cận được kỳ vọng hiện nay là sandbox, một cơ chế thử nghiệm trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Hiện NHNN đang trong quá trình hoàn thiện đề án Regulatory Sandbox.

Thời gian thử nghiệm sandbox đối với Fintech sẽ kéo dài 1-2 năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Để tiến hành sandbox, các doanh nghiệp cần nộp đơn đăng ký xin được tham gia. Tùy từng trường hợp, NHNN và doanh nghiệp sẽ thảo luận để quyết định về phạm vi địa lý, hạn mức giao dịch, số lượng khách hàng tham gia dịch vụ và thời gian mong muốn thử nghiệm.

Trong quá trình thử nghiệm, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo để Chính phủ giám sát. Để tới khi hết thời gian thử nghiệm, nếu mô hình thành công sẽ được chính thức hợp thức hóa, với những quy định cụ thể hơn. Qua đó góp phần hạn chế triệt để những rủi ro do thiếu quy định quản lý gây ra.

Sandbox – Cách tiếp cận được kỳ vọng dành cho Fintech

Những mô hình cho vay ngang hàng biến tướng với lãi suất hàng trăm phần trăm hay những rủi ro từ thanh toán xuyên biên giới, nếu không có quy định rõ ràng, không những không thể quản lý mà chính các doanh nghiệp có yếu tố đổi mới sáng tạo cũng khó có thể lớn.

Không ít kỳ vọng, thời gian thử nghiệm sandbox sẽ giúp làm rõ cơ chế quản lý dòng tiền đối với doanh nghiệp Fintech như với các mô hình cho vay ngang hàng, quan trọng nhất là làm rõ mục đích của dòng tiền.

Chuyên gia lưu ý, cần có cơ chế quản lý rủi ro linh hoạt, không cứng nhắc, đặc biệt là trong giới hạn các hạn mức tài chính để kịp thời bắt kịp nhịp đập của Fintech và rộng hơn là kinh tế số.

Sandbox vốn dĩ là một quá trình tìm sai và sửa. Với nỗ lực mở cửa chính sách từ cơ quan quản lý, đáp lại, thị trường sẽ không kỳ vọng một hành lang pháp lý hoàn hảo nhưng sẽ sẵn sàng đón nhận những sự linh hoạt để cùng tiếp tục tìm sai và sửa.

Kinh nghiệm quản lý Fintech từ các quốc gia trong khu vực

Theo NHNN, hiện có hơn 30 quốc gia trên thế giới đã thành lập bộ phận quản lý lĩnh vực Fintech. Kinh nghiệm quốc tế, vì thế, là tài liệu quý giá đối với Việt Nam trong quá trình hoàn thiện chính sách quản lý Fintech.

Tại Singapore, cơ quan quản lý tiền tệ nước này đã đưa ra quy định về quản lý hoạt động thanh toán với 7 lĩnh vực thanh toán khác nhau. Mọi hoạt động thanh toán đều phải được cấp phép và tuân thủ các yêu cầu tương ứng về rủi ro công nghệ, tài chính, bảo vệ người dùng và kết nối đa nền tảng.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, nếu vào năm 2014 chỉ có chưa tới 50% dân số mở tài khoản ngân hàng thì đến nay con số này là 93%, tương đương 1,2 tỷ người dân có mã định danh riêng cho tất cả các nền tảng Fintech tại đây. Đây là kết quả của một chính sách rất quyết liệt cho việc phát triển những nền tảng mới trong đó có Fintech.

Hay như tại Thái Lan, Ngân hàng trung ương đã có quy hoạch cụ thể phát triển thanh toán điện tử quốc gia, lựa chọn ra 6 công nghệ cơ bản có tính cách mạng gồm thanh toán QR, công nghệ Blockchain, công nghệ sinh trắc học, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và giao thức ứng dụng mở. Mỗi quốc gia có một cách tiếp cận riêng, nhưng điểm chung cần có cơ chế linh hoạt, khuyến khích công nghệ để doanh nghiệp Fintech có thể vươn tầm ra khu vực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...
Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in TIN TỨC TÀI CHÍNH MỚI NHẤT

To Top
error: Content is protected !!